Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu kiến tạo không gian sống và nơi làm việc cũng ngày càng cao. Do vậy, kiến trúc sư là ngành nghề luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Đây là người tạo ra kiểu dáng kiến trúc độc đáo và tiện nghi nhằm phục vụ cho đời sống thường ngày của con người. Để hiểu rõ hơn về công việc kiến trúc sư, hãy cùng vieclamnoithat247.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mô tả công việc của kiến trúc sư chi tiết
Ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau, kiến trúc sư sẽ có những đặc thù và yêu cầu công việc riêng biệt, cụ thể như sau:
Thiết kế quy hoạch
- Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng hệ thống đường sá, mạng lưới nước, điện, sự phân bố dân cư,…
- Chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ người dân địa phương hoặc những người liên quan để trao đổi ý kiến và tìm kiếm ý tưởng.
- Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu vẽ mặt bằng, thiết kế mặt đứng, phối cảnh,…
- Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước chủ đầu tư, cơ quan chức năng,…
- Công việc thiết kế quy hoạch thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô lớn và phức tạp
Thiết kế kiến trúc của công trình
- Khảo sát thực địa, lên kế hoạch thực hiện công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu và làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia để hoàn tất hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước các bên khác
- Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần đi giám sát công trình để kiểm tra liệu công trình có được thi công chính xác theo số liệu của bản thiết kế hay không
Thiết kế nội thất
- Trò chuyện với khách hàng, nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của gia chủ để tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất
- Thiết kế và sắp xếp, bố trí một số nội thất bên trong công trình như bàn, ghế, trang trí tường, tủ, đèn, trần nhà, sàn,… để đảm bảo tính đồng bộ, sự hài hòa đẹp mắt
Thiết kế cảnh quan
- Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan chuyên biệt, cảnh quan đô thị
- Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp các hình khối trong một chỉnh thể như: hồ nước, bầu trời, cầu vượt, thảm cỏ,… sao cho hài hòa, đồng nhất và chính xác
- Hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế công trình phù hợp với môi trường thiên nhiên
Thống nhất ý tưởng bản thiết kế với các bên liên quan
Phối hợp với các bên liên quan để xác định tính khả thi của bản vẽ, kiểm tra sự đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về môi trường, quy hoạch. Các bên liên quan gồm có:
- Bộ phận Luật Quy hoạch thành phố, ngân sách triển khai dự án, bảo vệ môi trường
- Chuyên gia tư vấn, đo đạc về lĩnh vực bất động sản
- Các kỹ sư xây dựng, quản lý xây dựng, chủ thầu,…
Giám sát công trình trực tiếp
- Trực tiếp đến hiện trường để giám sát chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công
- Phối hợp với bên nhà thầu, quản lý xây dựng để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hạng mục xây dựng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cũng như yêu cầu về kết cấu, nguyên liệu,…
- Yêu cầu chỉnh sửa hoặc thi công lại nếu phát hiện sai phạm hoặc gian lận nào trong quá trình thi công
- Phối hợp với các bên liên quan để nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành
Lập báo cáo, đề xuất phương án xử lý sự cố (nếu có)
- Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá độ khả thi của dự án để trình lên khách hàng, chủ đầu tư
- Đưa ra những yêu cầu cụ thể về dự án cho các cá nhân hoặc tổ chức liên quan
- Điều chỉnh những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn, nguyên liệu, nhân công,…
- Trình bày các kiến nghị và đưa ra giải pháp khắc phục những lỗi sai phát sinh (nếu có) trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình
Một số công việc khác
- Tham gia giám sát, quản lý quá trình thi công
- Tham gia bàn bạc với các bên liên quan để đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản thiết kế dựa trên sự thống nhất giữa các bên
Những tố chất của một kiến trúc sư giỏi
Để trở thành một kiến trúc sư giỏi, bạn cần trau dồi cho bản thân những tố chất sau:
Am hiểu kiến thức pháp luật
Việc hiểu biết pháp luật liên quan đến cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng cần thiết đối với mỗi kiến trúc sư bởi Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan khác ảnh hưởng khá nhiều đến công trình mà bạn cần thiết kế. Để tránh những sai sót liên quan đến quy chuẩn xây dựng thì bạn phải liên tục cập nhật những kiến thức về pháp lý, tránh trường hợp phải vẽ lại từ đầu.
Kiến thức toán học
Công việc của một kiến trúc sư đòi hỏi tính nghệ thuật, sự khéo léo và một số kiến thức về toán học. Công trình sau khi được hoàn thiện, triển khai và áp dụng vào thực tế phải dựa trên các phép đo chính xác và sở hữu tỷ lệ phù hợp. Vì vậy, bạn cần phải có kiến thức vững chắc về toán học để theo đuổi nghề này.
Kỹ năng thiết kế
Kiến trúc sư luôn phải làm việc với bản vẽ nên bạn không thể không biết thiết kế. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là kỹ năng thiết kế của kiến trúc sư và kỹ năng thiết kế của nhà thiết kế đồ họa là hoàn toàn khác nhau. Ngoài tính thẩm mỹ, bạn cũng cần phải biết cách cân bằng giữa vẻ đẹp của công trình với công năng thực tế.
Kiến thức về mỹ thuật
Kiến thức cơ bản về nghệ thuật là điều kiện tiên quyết để bạn bắt đầu sự nghiệp kiến trúc sư. Kiến thức về nghệ thuật và khả năng thẩm mỹ của kiến trúc sư được thể hiện thông qua các bản phác thảo ý tưởng.
Ngoài ra, màu sắc, hoa văn cũng như các yếu tố về bố cục phải được phối hợp hài hòa để tạo ra một thiết kế hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, công việc này cũng đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy trừu tượng tốt để có thể dễ dàng chuyển tải ý tưởng thành bản vẽ.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kiến trúc sư không chỉ phải làm việc với các bản vẽ và số liệu, bạn còn phải tương tác trực tiếp với các nhà thầu, chủ đầu tư, chính quyền địa phương, nhà cung cấp vật liệu xây dựng, công nhân thi công,…. Vì vậy, bạn cần học kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Sử dụng các phần mềm thiết kế thành thạo
Trên thực tế, việc phát triển ý tưởng dựa trên bản phác thảo kiến trúc và bản vẽ của kiến trúc sư thường được thực hiện chủ yếu bằng bút và giấy. Tuy nhiên, hiện nay “công nghệ số” ngày càng phát triển, bạn cần phải làm quen với các phần mềm thiết kế như BIM, CAD,… Phần mềm này giúp công việc của bạn thuận tiện hơn, cho phép bạn lưu các bản phác thảo thiết kế và chia sẻ chúng với các bên liên quan.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kiến trúc sư
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Ngày nay, nhiều người không chỉ thích ăn ngon, mặc đẹp mà còn thích sống trong những ngôi nhà hiện đại, tiện nghi với những thiết kế độc đáo, lạ mắt và ấn tượng. Do vậy, họ sẽ có nhu cầu tìm kiếm một kiến trúc sư hoặc công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và xây dựng uy tín. Chính vì điều này mà cơ hội việc làm của kiến trúc sư trở nên rất rộng mở.
Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân kiến trúc có thể ứng tuyển vào nhiều công việc sau khi tốt nghiệp như kiến trúc sư nội thất, kiến trúc sư quy hoạch, kiến trúc sư kiến trúc,… Bạn cũng có thể ứng tuyển vào các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế, kinh doanh bất động sản,… hoặc trở thành giảng viên tại ngôi trường bạn theo học.
Mức lương bình quân của kiến trúc sư
Mức lương bình quân của kiến trúc sư có sự chênh lệch tuỳ vào từng vị trí làm việc, cụ thể như sau
- Kiến trúc sư công trình: Mức lương thấp nhất của vị trí này khoảng 7 triệu đồng/tháng, cao nhất là 34 triệu đồng/tháng. Mức lương phổ biến dao động từ 12 – 18 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư nội thất: Mức lương của vị trí này tại các công ty thiết kế nội thất dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư quy hoạch: Công việc này thường có trong các cơ quan nhà nước và một số công ty xây dựng. Mức lương bình quân của vị trí này khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư cảnh quan: Công việc này khá kén ngành tuyển dụng với mức lương trung bình khoảng 10 – 20 triệu đồng.
- Kiến trúc sư xây dựng: Mức lương bình quân cho vị trí này dao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng.
- Kiến trúc sư triển khai: Mức lương trung bình của công việc dao động khoảng 9 – 12 triệu đồng/tháng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của kiến trúc sư
Mức lương của kiến trúc sư có thể dao động theo nhiều yếu tố khác nhau như:
- Trình độ chuyên môn: Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và sở hữu tay nghề giỏi, bạn sẽ có thu nhập cao hơn những người mới vào nghề và có ít chuyên môn.
- Kỹ năng tay nghề: Kinh nghiệm và kỹ năng của một kiến trúc sư sẽ ảnh hưởng rất lớn tới số tiền bạn kiếm được. Nhìn chung, các kiến trúc sư có ít kỹ năng, kinh nghiệm thực tế thường được trả lương thấp hơn đáng kể so với những người có kinh nghiệm chuyên môn cao.
- Các vị trí làm việc cụ thể: Kiến trúc sư có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc cụ thể, mỗi vị trí làm việc sẽ có mức thu nhập khác nhau.
- Địa điểm làm việc: Bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn khi làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn bởi mức thu nhập bình quân và khả năng chi trả tại đây cao hơn.
Trên đây là tất cả thông tin chi tiết nhất về công việc kiến trúc sư mà vieclamnoithat247.com chia sẻ đến bạn. Nếu bạn thực sự đam mê và muốn gắn bó với ngành kiến trúc thì hãy trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhé!